Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây Lan Ý - Cách Trồng Và Chăm Sóc, Ý Nghĩa Phong Thủy

 Trong các loại cây để bàn làm việc giám đốc hiện nay, cây Lan Ý là một gợi ý tuyệt vời được nhiều lãnh đạo lựa chọn. Là loại cây biểu tượng cho sự thuần khiết, thanh cao và khoáng đạt, cây Lan Ý không chỉ là cây cảnh trang trí ấn tượng cho bàn giám đốc mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa phong thủy đặc biệt.

Nguồn gốc cây Lan Ý

Cây Lan ý có nhiều tên gọi tiếng Anh khác nhau: Peace Lily, White Sails plant, Spathe flower.

Có tên tiếng Việt gọi khác là Bạch Môn, Vỹ hoa trắng hay Huệ hoà bình, cây Lan Ý có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số nước Đông Nam Á.

Tên khoa học của cây Lan Ý là Spathiphyllum Wallisii, cây thuộc học Araceae (Ráy). Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á.

 Đặc điểm cây Lan Ý

Cây Lan Ý mọc thành bụi, cao từ 40 – 100cm mọc thành bụi. Cuống lá mọc từ gốc lên, dáng nhỏ và mảnh nhưng vươn cao. Lá có hình bầu dục, thuôn, nhọn ở đầu như mũi mác, bề mặt lá nổi gân tạo nên tính thẩm mỹ cao. Lá cây có màu xanh đậm, vô cùng bóng mượt. 

Cuống hoa cây Lan Ý khá dài, đầu cuống là hoa màu trắng hoặc xanh, được bao bọc bởi lá bắc của hoa (mo hoa). Hoa cây Lan Ý nở khoảng 3 – 4 tháng. 

Cây Lan Ý có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, lan bụi nhanh. Có thể nhân giống bằng cách tách nhánh. Cây sống được ở nhiều môi trường khác nhau, trong bóng râm hay ngoài trời, trồng đất hoặc trồng thủy sinh đều có thể phát triển tốt. 

Vẻ đẹp thanh cao của cây Lan Ý càng xuất sắc hơn khi nở hoa. Cuống hoa Lan Ý khá dài, đầu cuống chứa một hoa tự màu trắng hoặc xanh, bao bọc bên ngoài là lá bắc của hoa (hay còn gọi là mo hoa). 

Mo hoa có màu trắng hoặc trắng pha xanh, ôm vào hoa tự tư hình vỏ sò. Hoa Lan Ý có thể nở 3 – 4 tháng mới tàn, cực kỳ bền bỉ. 

Công dụng của cây Lan Ý

Trang trí nội thất phòng làm việc giám đốc bằng cây xanh đang là xu hướng hàng đầu hiện nay. Cây Lan Ý là một đề cử tuyệt vời. Cây không chỉ mang đến một vẻ đẹp trang nhã, quý phái, tràn đầy sức sống mà còn có khả năng lọc không khí cực tốt. 

Theo khuyến cáo của NASA – Mỹ, trồng cây Lan Ý trong nhà, nơi làm việc có thể hấp thụ bớt các khí độc hại như: benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene và toluene.

Đặt chậu Lan Ý trên bàn giám đốc hiện đại còn có thể lọc bớt sóng điện tử phát ra từ máy tính, điện thoại, laptop, đồ điện tử,… và cả các tia tử ngoại, hồng ngoại. Chính nhờ tác dụng này mà không chỉ văn phòng, nhà ở mà các bệnh viện cũng rất hay trồng loài cây này. 

>>> Xem thêm bài viết Cây liễu, đặc điểm, phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Ý nghĩa phong thủy của cây Lan Ý

Ngoài vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch cùng khả năng điều hòa không khí tuyệt diệu, Lan Ý còn là quà tặng trong các dịp đặc biệt như tân gia, khai trương, thăng chức, sinh nhật,… với ý nghĩa phong thủy tốt lành. Cây lan ý tượng trưng cho sự bình yên, tránh những điều xui xẻo và mang lại thuận lợi cho gia chủ

Trong quan niệm phong thủy, cây Lan Ý là biểu tượng cho sự bình yên, mang đến nguồn năng lượng tích cực cho sức khỏe, giúp người sở hữu tránh khỏi các điều xui xẻo. 

Cây Lan Ý còn có tên gọi khác là Huệ Hòa Bình. Ý nghĩa cũng như tên vậy, nó giúp cho tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn gắn kết, hòa hợp. 

Cây lan ý được cho là phù hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thủy, những người thuộc mệnh này có thể đem lại sự may mắn trong công việc và cuộc sống.

Bên cạnh đó, loại cây phong thủy này còn mang đến may mắn và tiền tài cho người trồng. Lan Ý được xem là “thần hộ mệnh” cho nhiều nhà lãnh đạo. Cây vươn thẳng, có sức sống kiên cường gợi lên ý chí phấn đấu, giúp các sếp vượt mọi thử thách, sự nghiệp thăng tiến.

 


Lưu ý về cách trồng & chăm sóc cây lan ý

Trồng cây lan ý bằng đất

Dưới đây là một số lưu ý về cách trồng cây lan ý để bạn tham khảo:

Đất trồng: 

Nên lựa chọn đất giàu dinh dưỡng nhưng cũng phải đảm bảo có độ thoát nước. Bạn có thể sử dụng đất vi sinh hữu cơ hoặc trộn đất thịt với ít tro, xơ dừa, trấu...

Lan ý cần đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ. Cây nhạy cảm với đất ẩm nên hãy chọn hỗn hợp đất thoát nước tốt và trồng cây trong chậu đất nung hoặc đất sét để loại bỏ độ ẩm dư thừa.

Về độ Ph, đất trồng lan ý nên là đất chua.

Về ánh sáng: 

Khi ở ngoài trời, lan ý ưa bóng râm. Nếu trồng trong văn phòng, trong nhà thì bạn nên để cây lan ý ra ngoài trời 1 - 2 tiếng từ 7 đến 9h sáng là hợp lý để cây được đón ánh nắng mặt trời và quang hợp.

Lá xoăn, nhạt màu cho thấy cây đang bị thừa sáng còn lá cháy xém cho thấy cây nhận quá nhiều ánh sáng trực tiếp.

Nước

Gia chủ nên tưới lan ý hàng tuần, thậm chí là hai lần mỗi tuần vào những tháng hè. Mùa đông, giảm lượng nước tưới nhưng đừng để đất khô hoàn toàn. Cây rũ xuống khi khát nhưng sẽ hồi phục ngay sau khi được tưới đủ nước.

Nếu nước máy nhà bạn nhiều clo, hãy chuyển sang tưới lan ý bằng nước lọc. Hoặc bạn có thể để nước máy ngoài trời vài ngày để clo bay hơi bớt.

Phân bón:

 Nên bổ sung phân 2 - 3 lần/năm, nên bón phân hữu cơ xung quanh gốc của cây.  Không cần bón phân cho cây vào mùa đông.

Sâu bệnh: 

Nếu thấy cây xuất hiện sâu, bạn nên cắt bỏ phần bị sâu bệnh đó và mang cây ra ngoài trời để dưới bóng râm của 1 loại cây khác cho đến khi tình hình được cải thiện.


>>> Xem thêm bài viết cây siro là gì? cách trồng chăm sóc và tác dụng

Cách trồng cây lan ý thủy sinh

Chậu trồng cây nên là chậu trong suốt để dễ dàng quan sát bộ rễ của cây.

Kích thước chậu phải phù hợp với cây, không nên chọn chậu quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước của cây lan ý.

Bạn có thể thêm vài viên sỏi để cố định rễ, giúp cho chúng không bị nổi lên trên mặt nước.

Trước khi trồng, bạn cần tách cây lan ý ra khỏi chậu rồi ngâm bầu rễ vào nước khoảng 2 - 3 ngày cho rễ trắng. Sau đó, bạn vệ sinh bộ rễ cho sạch, cắt bỏ những rễ hỏng. Tiếp đến, bạn pha dung dịch dưỡng kèm nước sạch và cho vào chậu trồng cây rồi đặt nhẹ nhàng cây lan ý vào chậu. Trong quá trình trồng, bạn cần thay nước định kỳ và kiểm tra bộ rễ để kịp thời phát hiện và loại bỏ phần rễ bị hỏng.

 


Nhận xét