Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Đặc điểm nhận biết và những tác dụng của cây cối xay

Đặc điểm nhận biết cây cối xay

Cây cối xay còn có tên gọi khác là cây kim hoa thảo, cây nhĩ hương thảo, hay ma mãnh thảo. Còn gọi là cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo.

Là loại cây mọc thành bụi cao khoảng 1.5m và sống khá lâu năm. Toàn cây có một lớp lông tơ bao phủ. Lá hình tim, mềm, viền lá có răng cưa, bề rộng khoảng 10cm, mọc so le. Hoa màu vàng, 5 cánh to. Quả có 20 lá noãn. Mỗi lá có khoảng 3 hạt màu đen nhạt hình như quả thận. Nhìn bên ngoài quả trông như hình cối xay nên dân gian gọi tên là cây cối xay.


Cây cối xay là vị thuốc nam khá đặc trưng của tỉnh Hòa Bình. Chúng mọc rất nhiều ở ven các sườn đồi, thậm chí cả ven đường. Ở các nước châu Á khác cũng có cây cối xay như Indonexia, Malayxia, Ấn Độ…

Bộ phận dùng cây cối xay làm thuốc là lá, thân, rễ và quả.

Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng ở thời kỳ cây còn nhỏ, thường mọc lẫn với các loại cây bụi thấp ở bờ rào, ven đồi hoặc bờ nương rẫy.Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; rụng lá vào mùa đông hoặc mùa khô. Mỗi quả có nhiều hạt; khi chín tự mở cho hạt thoát ra ngoài.

Sau khi chặt, phần còn lại của cây có khả năng tiếp tục tái sinh.


>>> Xem thêm bài viết: cây tra lâm vổ, Cây tra, tra lâm vồ, tra bồ đề và công dụng của nó

Những tác dụng của cây cối xay

Không phải tự nhiên mà cây thuốc Cối Xay nhận được sự quan tâm và sử dụng đông đảo, trong cả Y học cổ truyền và các nghiên cứu khoa học hiện đại đều đã chỉ ra những công dụng tuyệt vời của cây thuốc dân gian này.

Những tác dụng của cối xay trong y học cổ truyền

Cây cối xay trong Đông y là vị thuốc tính mát, vị ngọt thanh với những công dụng điều trị bệnh lý như:

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhẹ, bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Hỗ trợ điều trị bệnh đi tiểu buốt, tiểu tiện ra máu, tiểu rắt.

Là bài thuốc hiệu quả được dùng trong điều trị các bệnh về xương khớp, thoái hóa và co cứng khớp.

Hỗ trợ đào thải độc tố, phục hồi chức năng hoạt động của thận.

Thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.

Là cây thuốc có công dụng hiệu quả trong điều trị bệnh về da như nổi mẩn ngứa, viêm da cơ địa, mụn nhọt.

Những tác dụng tuyệt vời của cây cối xay theo y học hiện đại

Có thể sử dụng thảo dược để điều trị những bệnh về thận, suy giảm chức năng thận, sỏi thận.

Cây cối xay sử dụng được trong các bài thuốc điều trị phù thũng.

Hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị các bệnh lý về gan, thận.

Kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp vết thương trên da nhanh lành.

Sử dụng cây cối xay có thể khắc phục các bệnh về đường tiết niệu.

Thảo dược phù hợp sử dụng cho ai?

Những đối tượng có thể sử dụng cây cối xay để điều trị bệnh là:

Người gặp vấn đề khó tiểu tiện hay các triệu chứng phù thũng.

Người đang bị cảm mạo kèm theo triệu chứng sốt cao.

Cơ thể đang bị thoái hóa xuất hiện triệu chứng đau nhức xương khớp.

Người có thói quen sử dụng bia rượu thường xuyên.

Người gặp vấn đề viêm da, lở loét, mụn nhọt.

Người bị nóng trong, muốn thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Người đang bị bệnh về thận, suy giảm chức năng thận.

 

>>> Xem thêm bài viết: Đặc điểm của cây bần - Công dụng của cây bần chua trong y học

Cách trồng cây cối xay: 

Cối xay có thể trồng ở nhiều nơi, tốt nhất là trên đất nhiều mùn, không bị úng ngập. Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt được gieo và mùa xuân trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng.

Vườn ươm cần làm đất cho tơi nhỏ, lên luống vừa phải sao cho tiện chăm sóc.

Hạt nên trộn với cát, gieo vãi hoặc gieo theo hàng, dùng rơm rạ phủ lên mặt luống và tưới ẩm hằng ngày.

Đất trồng cối xay, sau khi cày bừa, làm sạch cỏ, cần lên thành luống cao 30cm, rộng 70 – 90cm và bón lót một ít phân chuồng mục. Cây con được đánh đi trồng vào ngày tạnh ráo, với khoảng cách 50x50cm hoặc 50x70cm, mỗi luống chồng 2 hàng, có thể trồng theo nanh sấu. Trồng xong, nhất thiết phải tưới nước ngay, nếu không sẽ chết. Lần thứ nhất dùng vào tháng 2 -3 để cây sinh trưởng và lần thứ 2 vào tháng 5-7 để giúp cây ra hoa, kết hạt. Có thể dùng nước phân chuồng, phân đạm hoặc nước giải pha loãng để tưới thúc.

Cối xay có thế bị sâu cắn lá. Nếu nhiều có thể dùng Sherpa 25EC để phun với nồng độ 0,1 – 0,15%. Khi cây cao khoảng 1m, bắt đầu thu hoạch cành lá, phơi khô và bảo quản nơi khô rao. Hạt cối xay chín rải rác, căn định kỳ thu hái kịp thời.

>>> Xem thêm các bài viết khác: https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét