Khuôn Đôn Chậu Cảnh Tròn 1m1 - 1m2

Cây Xuân Hoa Là Cây Gì? Tác Dụng Của Cây

Cây Xuân hoa

Cây xuân hoa là thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc với công dụng chữa bệnh gan, thận, cầm máu… Cần tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng để tận dụng khả năng điều trị bệnh của nguyên liệu này. 

Tên khác: cây con khỉ, cây hoàn ngọc, cây đít khỉ, cây xuân hoa đỏ, hoàn ngọc âm, nhật nguyệt, nội đồng, lay gàm, nhần nhéng… 

Tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk

Họ: Ô rô (Acanthaceae)

Mô tả cây xuân hoa 

Đặc điểm của cây xuân hoa 

Cây xuân hoàn là cây bụi có chiều cao trung bình từ 1 đến 3m sống nhiều năm. Thân non thường có màu xanh lục còn thân già có màu nâu, có nhiều cành mảnh. Phần lá thường mọc đối với cuống lá dài từ 1.5 cm đến 2.5 cm hình mũi mác và phiến lá mềm. Hoa có chiều dài từ 10 đến 16 cm ở đầu cành, nhiều hoa có màu trắng.

Phân bố, sinh thái

Cây mọc dưới tán rừng, ưa ẩm, sinh trưởng nhanh. Cây trồng sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè, mùa đông có hiện tượng nửa rụng lá. Xuân hoa trồng trên 1 năm tuổi mới có hoa. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, hoặc tái sinh từ chồi khỏe sau khi bị chặt.

Người ta thường nhân giống bằng giâm cành, chỉ cần 1 đoạn cành 20-25cm cắm xuống đất ẩm là ra rễ. Cây có nhiều ở Lạng Sơn, Ninh Bình, Khánh Hòa, ngoài ra còn được trồng làm cảnh ở Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Bộ phận dùng 

Lá của cây thường được dùng để chữa bệnh

Thu hái sơ chế 

Có thể thu hoạch quanh năm sau đó đem phơi khô, bảo quản để dùng dần. 

Bảo quản 

Chú ý để ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. 

Thông thường lá xuân hoa thường được làm khô, bảo quản ở nơi kín gió, dễ 

Thành phần hóa học 

Trong thành phần của cây xuân hoa sẽ có các thành phần sau: flavonoid, Acid hữu cơ, đường tự do, sterol, chất béo, saponin, carotenoid. 

>>> Xem thêm bài viết Cây Ươi, Một Số Tác Dụng Của Cây Ươi Bay

Tác dụng dược lý

Chi Pseuderanthemum đã có 1 số loài được nghiên cứu và sử dụng như:

Theo thông tin của trung tâm NAPRALERT (Chicago,USA) loài p.graciliflorum được nghiên cứu và sử dụng cho phụ nữ sau khi sinh.

Tác dụng sinh học của cây Xuân hoa – Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.

Tính kháng khuẩn, kháng nấm

Đã nghiên cứu Cao đặc chiết bằng Methanol từ cây Xuân hoa trên vi khuẩn và vi nấm, kết quả cho thấy:
– Nồng độ tối thiểu ức chế (Mic) trên Escherichia coli của mẫu vườn thực vật Trường Đại học Dược Hà Nội là 200 ỊJg/ml, mẫu lấy tại vườn quốc gia Cúc Phương là 400 ụg/ml; Chưa thấy có tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa.
– Đối với nấm, cao không có tác dụng trên Aspergillus niger ờ nồng độ 400 ụg/ml, có tác dụng trên các nấm: Fusarium oxysporum, Rhezhoctona solanỉi, Saccharomyces cerevisae và Candida albicans với Mic là 200 ụg/ml. Có phân đoạn chiết tác dụng mạnh hơn cao chiết thô 4-5 lần.


Hoạt tính thuỷ phân Protein (Proteinase)

Dựa vào kinh nghiệm dân gian lá cây Xuân hoa giã đắp nên vết thương để tiêu mủ và làm tan mụn lồi, đã xác định hoạt tính này, Lá Xuân hoa tươi nghiền mịn (có Mercaptoethanol), chiết bằng dung dịch đệm phosphat 0,05- 0,1M, pH 7,6 theo tỷ lệ 1:20. Khuấy nhẹ bằng máy khuấy từ trong 30 phút, sau đó ly tâm 12000 vòng/phút trong 10 phút ở 4°C. Lấy dịch trong ở trên định lượng hoạt tính proteinase.

Kết quả:

Dịch chiết lá có tác dụng thuỷ phân Protein khá, mạnh nhất ở pH 7,5 và 70°c

Enzym bền khi phơi khô lá ở 60°c, hoạt tính còn 30%. Dịch chiết Proteinase từ lá để 1 tháng ở 4°c hoạt tính giảm ít.

Tinh chế Proteinase làm tăng hoạt tính lên gấp 5 lần đạt mức 1,912 lU/mg Proteinse.

Tác dụng ức chế MAO (Monoaminoxydase)

Lá cây Xuân hoa chiết bằng Methanol rồi được cô đặc, với nồng độ 6mg/ml ức chế được 69,9%. Nguồn MAO lấy từ mitochondri của gan chuột cống và cơ chất dùng là Kynuramin.

Tác dụng bảo vệ gan:

Chế phẩm dùng là cao toàn phần lá Xuân hoa đã loại hết clorophyl. Cho chuột nhắt trắng uống cao 3 ngày liền, liều mỗi ngày 250 mg/kg. Gây tổn thương gan bằng tiêm i.p. tetưaclorid carbon (CCI4) vào ngày thứ ba sau khi cho uống thuốc được Ih. Tổn thương gan sẽ làm tăng quá trình peroxy hoá lipid màng tế bào gan, làm tăng hàm lượng malonyl dialdehyd (MDA) trong gan. Ngày thứ tư lấy máu xét nghiệm enzym gan và lấy gan định lượng (MDA). Kết quả ở lô gây tổn thưcmg bằng CCI4 với liều 0,5 ml/kg, hàm lượng MDA tăng 95,8%; lô dùng thuốc và CCI4 hàm lượng MDA chỉ tăng 5,9% so với lô chứng không dùng CCI4 . Khi gây tổn thương gan bằng CCI4 với liều Iml/kg hàm lượng MDA tăng 180,6%; còn lô dùng thuốc và CCI4 chỉ tăng 112,9%.
Các enzym gan ASAT và ALAT ở lô dùng CCI4 liều 0,5 ml/kg tăng gấp 2 lần, còn lô dùng thuốc và CCI4 hoạt tính enzym không khác nhiều so với lô chứng không dùng gì.

Lưu ý khi sử dụng cây hoàn ngọc

Có hai loại hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc tím, loại hoàn ngọc mà chúng tôi giới thiệu ở bài viết này là cây hoàn ngọc trắng. Loại hoàn ngọc tím còn được gọi là cây con khỉ, có hình dáng gần tương tự nhưng ít được sử dụng hơn. Vì vậy các bạn cần chú ý biết cách chọn lựa khi dùng vị thuốc này. Dưới đây là một số hình ảnh mô tat sự khác nhau giữa cây hoàn ngọc trắng và cây hoàn ngọc tím

>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/

Nhận xét