- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Đôi nét về lúa mì
Lúa mì là một trong những loại ngũ cốc được trồng từ xa xưa
và có tên gọi khác là lúa miến hoặc tiểu mạch. Giống lúa mì Triticum aestivum
là một trong những giống phổ biến nhất hiện nay thuộc nhóm cỏ Triticum và có
nguồn gốc từ khu vực Levant. Được trồng và phát triển trên khắp thế giới, lúa
mì đứng sau bắp và gạo về mức sản lượng và là nguồn cung cấp lương thực quan trọng
cho con người.
Lúa mì có nhiều ứng dụng, như sản xuất bột mì, bánh mì và
các loại thực phẩm khác như mì sợi, bánh kẹo, rượu, bia và các sản phẩm sinh học
khác. Ngoài ra, lúa mì còn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc và gia cầm
trong nông nghiệp chăn nuôi. Các nông trại quy mô nhỏ cũng trồng lúa mì, sau
khi thu hoạch, phần cỏ khô của lúa mì được sử dụng làm thức ăn cho gia súc và
gia cầm, còn rơm rạ thì được sử dụng làm vật liệu xây dựng.
Mô tả
Đó là một cây sống lâu năm, có rễ chùm hình sợi. Thân thẳng đứng, cao khoảng từ 0,8 đến 1,5 mét, mọc thành cụm thưa, mịn màng. Lá xếp thành hai hàng, có hình dải rộng hoặc hình mũi mác dài, gốc có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ ngăn, đầu nhọn. Cụm hoa dày đặc, khi chín cong xuống. Bông nhỏ, đơn độc, phẳng, hình bầu dục, có hoặc không có lông, màu trắng nhạt hoặc hồng, mang từ 3 đến 5 hoa (thường là 4). Mày hình bầu dục rộng, có mùi thơm, không đều nhau. Nhị có 3, và bầu có lông ở đỉnh, hình bầu dục hoặc thuôn.
Phân bố, sinh thái
Lúa mì là loại cây lương thực chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và đã
được trồng từ thời cổ đại. Cây trồng nhiều ở tất cả các quốc gia thuộc châu Âu,
Liên bang Nga, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Trung Cận Đông, Trung Á và Trung Quốc. Lúa mì
cũng đã nhập nội vào Việt Nam từ những năm 1960. Cây được trồng ở Mộc Châu –
Sơn La, Điện Biên, Trùng Khánh – Cao Bằng và Hà Giang. Tuy nhiên, do hạn chế về
năng suất nên những điểm trồng lúa mì trên cũng chỉ dừng ở phạm vi thử nghiệm
và hiện không còn trồng nữa.
Lúa mì là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát, nên cây trồng ở nước
ta trước đây chỉ thấy vào vụ xuân – hè, Cây gieo hạt vào đầu mùa xuân, đến mùa
hè đã cho thu hoạch. Trong khi đó, thời vụ gieo trồng lúa mì trên thế giới, tuỳ
theo vùng lãnh thổ và loại giống có thể khác biệt nhau. Toàn bộ vòng đời của
cây chỉ kéo dài dưới 6 tháng.
Các loại hạt lúa mì
Trên thế giới có 3 giống lúa mì chính là Triticum vulgare, Triticum durum và Triticum compactum. Loại lúa mì thông thường (Triticum vulgare) được sử dụng để làm bánh mì, lúa mì cứng (Triticum durum) được sử dụng để làm mì ống hoặc nui, còn lúa mì dạng gậy (Triticum compactum) là loại hạt mềm hơn, được sử dụng để làm bánh bông lan, bánh quy và bánh ngọt. Ngoài ra có một số giống lúa mì khác được sử dụng để sản xuất tinh bột, mạch nha, gluten và rượu…
Thông thường, hạt lúa mì được phân loại theo 3 yếu tố: mùa vụ
gieo trồng, độ cứng của hạt và màu sắc của hạt lúa mì.
Phân loại lúa mì theo mùa vụ gieo hạt
Lúa mì được gieo trồng theo 2 vụ chính là mùa đông và mùa
xuân
Lúa mì mùa đông: Vụ lúa mì này được gieo trồng vào mùa thu,
chúng chỉ phát triển trong một thời gian ngắn rồi rơi vào trạng thái ngủ đông.
Khi mùa xuân đến, thời tiết ấm hơn thì những hạt lúa mì này phát triển và được
thu hoạch vào đầu mùa hè. Loại lúa mì này thường được trồng ở những nơi có mùa
đông không quá khắc nghiệt, chúng có hàm lượng khoáng chất cao hơn loại
lúa mì mùa xuân.
Lúa mì mùa xuân: Vụ lúa mì này được gieo trồng vào mùa xuân
và thu hoạch vào cuối hè, do đó vụ lúa mì này thường được trồng ở những vùng có
mùa đông khắc nghiệt. Hạt lúa mì mùa xuân chứa hàm lượng gluten cao hơn lúa mì
mùa đông cùng loại.
>>> Xem thêm bài viết Khoai mì là gì? Công dụng cây khoai mì (cây sắn) – Cây lương thực hữu ích
Phân loại lúa mì theo độ cứng của hạt
Phân loại lúa mì theo màu sắc của hạt
Lợi ích của kem lúa mì
Giá trị dinh dưỡng của kem lúa mì
Nguồn sắt và canxi cho người ăn chay
Kem lúa mì dễ sử dụng
Phân loại lúa mì theo độ cứng của hạt
Độ cứng của hạt lúa mì được quyết định bởi hàm lượng protein
có trong hạt, lượng protein càng cao thì độ cứng của hạt cũng càng cao. Hạt lúa
mì cứng thì nhiều protein và ít tinh bột hơn lúa mì mềm. Hạt lúa mì Triticum
durum là loại hạt có độ cứng lớn nhất, sau đó là Triticum vulgare và loại lúa
mì mềm nhất là Triticum compactum.
Phân loại lúa mì theo màu sắc của hạt
Dựa trên màu sắc có thể phân loại hạt lúa mì thành lúa mì đỏ và lúa mì trắng. Lúa mì đỏ có chứa sắc tố đỏ trong hạt, vị hơi chát như vị trà xanh. Lúa mì trắng thì không chứa sắc tố nên không có vị chát, nhờ thế nên chúng cũng được ưa chuộng hơn trong việc chế biến thức ăn. Lúa mì đỏ nhìn chung chứ nhiều gluten hơn lúa mì trắng, còn lúa mì trắng có hàm lượng khoáng chất cao hơn và vị ngọt hơn.
Lợi ích của kem lúa mì
Giá trị dinh dưỡng của kem lúa mì
Kem lúa mì có thể có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe.
Bởi vì nó là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cũng như các vi chất quan trọng,
đồng thời kem lúa mì lại có hàm lượng calo thấp.
Trong 241 gam kem lúa mì được nấu chín cung cấp khoảng: 133
calo, 4 gam protein, 0.5 gam chất béo, 28 gam carbs, 1 gam chất xơ, 58% lượng sắt
khuyến nghị ăn hàng ngày, 39% niacin, 38% vitamin B1, 37% thiamin, 33%
riboflavin, 33% folate, 13% selen, 11% canxi, 11% đồng...
Kem lúa mì đặc biệt giàu vitamin B là vitamin có
liên quan đến nhiều vấn đề của sức khỏe. Vitamin nhóm B kích hoạt một loạt các
enzyme để sản xuất năng lượng, cholesterol, chức năng não và tổng
hợp DNA.
Folate trong kem lúa mì có tác dụng giúp giảm nguy
cơ ung thư đại trực tràng.
Kem lúa mì cũng chứa nhiều selen là một vi chất dinh dưỡng
có tác dụng tăng gấp đôi như một chất chống oxy hoá có tác dụng giảm viêm và bảo
vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
Nguồn sắt và canxi cho người ăn chay
Sắt là một khoáng chất quan trọng cần thiết để vận chuyển
oxy, tổng hợp DNA và sản xuất hồng cầu. Cơ thể phụ thuộc vào sắt để vận chuyển
oxy thích hợp - nó giúp các tế bào hồng cầu mang oxy tươi ra khỏi phổi - và để
lưu trữ oxy. Nó cũng giúp các tế bào bạch cầu của bạn hoạt động, chống lại nhiễm
trùng.
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng này có thể góp phần
gây ra thiếu máu do thiếu sắt. Đây là một tình trạng nghiêm trọng do thiếu
các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Bởi vì sắt chủ yếu được tìm thấy
trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cho nên nhiều người ăn chay
và khẩu phần ăn chay có thể có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao hơn.
Kem lúa mì được làm giàu với sắt, làm cho chúng trở
thành nguồn thực phẩm tuyệt vời và thân thiện với những người ăn chay và có
nguy cơ bị thiếu vi chất dinh dưỡng này.
Canxi trong kem lúa mì giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, kích hoạt các enzyme cần thiết cho sự co cơ và góp phần làm cho xương chắc khỏe.
Kem lúa mì dễ sử dụng
Kem lúa mì rất ngon, đa năng và dễ thưởng thức theo nhiều
cách khác nhau. Nó có thể được làm bằng nước hoặc sữa và nấu chín bằng lò vi
sóng, hoặc bếp...tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi người.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm sự lựa chọn cho kem lúa mì bằng cách bổ sung thêm đường, siro, trái cây, các loại hạt, gia vị, muối, phô mai hoặc bơ.
>>> Xem thêm cách làm khuôn chậu cảnh
>>> Xem thêm các bài viết khác https://khuonchaucongcnc.blogspot.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét